Là người Việt Nam không ai xa lạ với con trâu. Trâu là một trong những gia súc gần gủi, yêu thương nhất của nhà nông. Qua ca dao, tục ngữ, thơ văn, hội họa, điêu khắc, âm nhạc, con trâu đã ghi dấu ấn sâu đậm trong nền văn hóa Việt Nam từ bao ngàn năm nay và mãi mãi sau này.
1- Con Trâu và nhà nông trong Ca dao
2- Chuyện cổ tích Con Trâu, con Cọp và bác Nông Dân
Chuyện kể, ngày xưa khi thú và người còn hiểu tiếng nói với nhau. Một bửa trưa hè, Cọp ra mé rừng nhìn ra cánh đồng ruộng thấy con Trâu thè lưỡi kéo cày, đi sau là bác Nông Dân gầy gò, ốm yếu, nhỏ bé luôn miệng la hét điều khiển. Đến xế trưa bác Nông Dân cởi dây thừng thả Trâu ra khỏi cái cày. Trâu men vào mé rừng gặm cỏ. Cọp bèn đến gần Trâu và hỏi:
- Này Trâu, mày to con, khỏe mạnh, lại có cặp sừng to lớn bén nhọn, tại sao mày phái nghe theo lời của thằng Nông Dân nhỏ bé, gầy gò, yếu ớt như vậy?
Trâu đáp:
- Nó nhỏ, gầy yếu nhưng nó có trí khôn.
- Trí khôn là cái gì? Cọp hỏi.
Trâu đáp:
- Tao không biết, mày đi mà hỏi nó.
Nói rồi Trâu tiếp tục gặm cỏ dọc theo bờ đê.
Cọp ta nằm ngẫm nghĩ "Trí khôn" là cái quái gì mà con Trâu phải nghe lời, nó mạnh bạo như thế nào? Nếu có nó, cất giấu ở đâu?
Trong lúc đó bác Nông Dân cũng vừa vào mé rừng để nghỉ mát. Cọp ta bèn nhảy ra hét to:
- Ê thằng kia, con Trâu nó nói nó nghe theo lệnh của mày vì mày có cái "Trí khôn" mà thôi, chớ nhỏ bé, gầy gò, ốm yếu như mày làm sao đọ sức được với nó. Vậy "Trí khôn" mày để ở đâu, tao muốn coi.
Bác Nông Dân trả lời:
- Thưa chúa sơn lâm, hôm nay đi cày nên tôi không mang theo "Trí khôn" mà để ở nhà.
- Vậy mày về nhà lấy đem ra đây cho tao xem.
- Thưa chúa sơn lâm, tôi về nhà thì được nhưng ở đây chúa sơn lâm sẽ ăn thịt con Trâu của tôi. Nếu được chúa sơn lâm để tôi trói ông lại sau đó tôi về nhà lấy cái "Trí khôn" ra cho ông xem.
Cọp đáp:
- Được mày cứ làm.
Bác Nông Dân bèn dùng dây thừng cột con Cọp thật chặt vào thân cây. Xong đứng dậy lấy bấp cày đánh vào đầu con Cọp. Đau quá, Cọp la lên van xin bác Nông Dân ngừng đánh và hứa sẽ không ăn thịt con Trâu của bác. Bác Nông Dân đánh cho Cọp vài hèo nữa và nói "Trí khôn" của tao là đây, nếu mày muốn sống phải rời xa chỗ này mãi mãi. Cọp đồng ý, được cởi trói và đành khập khểnh đi vào rừng.
3- Con Trâu và Đinh Bộ Lĩnh
Đinh Bộ Lĩnh, tên thật là Đinh Hoàn, người làng Đại Hoàng, động Hoa Lư, là Hoàng Đế sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt. Vua Đinh Tiên Hoàng, sau khi dẹp tan 12 sứ quân, thống nhứt giang san về một cõi.
Tục truyền rằng khi nhỏ Đinh Bộ Lĩnh chăn trâu cho người chú và thường tụ tập trẻ mục đồng tập trận đánh nhau. Có lần quân của Đinh Bộ Lĩnh thắng trận. Ông ta bèn bắt một con nghé (trâu con) làm thịt đãi bọn mục đồng. Đoán được ông chú sẽ tra hỏi về con nghé mất tích, ông bèn lấy đuôi con nghé cấm sâu xuống đất, xong về nhà báo cho ông chú biết rằng: Khi chăn trâu ở cánh đồng, trời đang nắng tốt bỗng nhiên tối sầm lại, mưa giông, sấm chớp nổi lên dữ dội và mặt đất nứt ra, chẳng may con nghé ở gần đó nên lọt xuống kẻ nứt. Sau đó trời êm ả lại và đất liền lại như cũ. Chỉ còn cái đuôi con nghé trên mặt đất mà thôi. Đinh Bộ Lĩnh nói với ông chú rằng ông và các bạn cố lôi con nghé lên nhưng nghé kẹt sâu dưới mặt đất và đuôi bị đứt. Người chú nghe chuyện bèn hết giận và khẩn cầu trời đừng xảy ra tai biến nữa.
4- Con Trâu của Trạng Quỳnh
Trạng Quỳnh là một nhân vật hư cấu trong văn học dân gian Việt Nam. Truyền thuyết kể lại vào thời vua Lê chúa Trịnh, Trạng Quỳnh quê ở làng Bột Thượng nay là xã Hoàng Lộc. Câu chuyện này có phải là một trong những chuyện của Trạng Quỳnh hay không, tôi không rõ. Nhân dịp năm con Trâu, kể lại mua vui cùng các bạn trong mùa xuân nhiều âu lo dịch bịnh này.
Ngày xưa vua Tàu sai Sứ sang nước Nam để đòi triều cống. Xứ giả Tàu có mang theo một con Trâu đực to lớn, khỏe mạnh và rất hung dữ. Sứ giả Tàu thách nước Nam đem Trâu ra chọi trong 3 hiệp, nếu Trâu nước Nam thua, triều cống sẽ tăng lên gấp 3 lần, nếu thắng sẽ được giảm 3 lần. Vua, quan nước Nam thấy Trâu Tàu to lớn, khỏe mạnh, hung dữ rất lo lắng không biết làm thế nào để có Trâu chọi với Trâu Tàu. Một vị quan già xin vua cho vấn ý Trạng Quỳnh. Trạng Quỳnh nói xin nhà vua và quần thần an lòng, đến ngày thi đấu ông sẽ mang Trâu đến. Ngày đấu, sứ giả Tàu, vua quan nước Nam cùng quần chúng tụ tập lại trong sân rộng. Con Trâu Tàu do hai binh sĩ lực lưỡng cầm dây, nhưng Trâu hung hăng, chân liên hồi dậm tung đất cát và bộ sừng to nhọn luôn húc vào không khí như sẵn sàng chiến đấu theo tiếng chiên trống liên hồi. Bên này đầu sân, Trạng Quỳnh thong thả ung dung dẫn con nghé (trâu con) cỡ tuổi còn đang bú sữa mẹ ra. Thấy con nghé, bọn sứ giả Tàu ôm bụng cười nghiên ngã. Sau tiếng trống lệnh, hai con Trâu được thả ra, nghé chạy đến Trâu Tàu chui đầu vào háng tìm bầu sữu để bú. Con Trâu Tàu nhột quá chạy vòng vòng, nghé vẫn chạy theo hút đầu vào háng, Trâu Tàu càng nhột càng chạy tháo. Thế là sau 3 hiệp Trâu Tàu vẫn tháo chạy. Bị thua sứ giả Tàu nhục nhã trở về phương bắc.
5- Thằng Bờm và cái quạt mo
Bài thơ "Thằng Bờm và cái quạt mo" là bài thơ trong văn học dân gian mà rất rất nhiều người Việt Nam chúng ta đều biết. Tôi xin trích dẫn vài câu có liên hệ đến con Trâu mà thôi.
6- Tục ngữ về con Trâu
7- Con Trâu và nghệ sĩ
Từ ngàn xưa đến ngày nay và mãi mãi về sau, con Trâu được các họa sĩ, văn sĩ, nhiếp ảnh gia, điêu khắc gia, nhạc sĩ, nghệ nhân đã ghi lại muôn ngàn tác phẫm tuyệt tác cho nền văn học Việt Nam. Từ tranh Đông Hồ, đồ gốm Bát Tràng, Tranh sơn mài Bình Dương, các bức tượng đá cẩm thạch ở làng điêu khắc Ngũ Hành Sơn Đà Nẳng, cho đến hàng ngàn đền chùa trong nước, đâu đâu chúng ta cũng bắt gặp những tác phẩm của con Trâu.
Tôi xin kết thúc bài này qua bài ca trứ danh về con Trâu của cố nhạc sĩ Phạm Duy mà chúng ta đã nhiều lần hát lên:
Em bé quê